Tag Archives: Văn hóa

Ăn Xổi Ở Thì

Một số người bảo rằng người Việt Nam ăn xổi ở thì, không có cái nhìn dài hạn. Thật ra, cái tính ăn xổi ở thì là đặc sản của con người nói chung chứ không có riêng gì người Việt. Khoa học hành vi gọi cái này là chiết khấu theo thời gian (temporal discounting). Đại ý là cái gì ở hiện tại thì có giá trị cao hơn là ở tương lai về mặt tâm lý. $1000 hôm nay có giá hơn $1000 vào 1 năm sau. Vậy $1000 hôm hay tương đương với bao nhiêu vào 1 năm sau về mặt tâm lý? Cái đó phụ thuộc vào chiết khấu tâm lý cao hay thấp. Chiết khấu càng cao thì giá trị tương đương ở tương lai càng thấp, cần có số tiền càng cao ở tương lai để tương đương với hiện tại.

Continue reading

Dân Tộc Tính

Chúng ta vẫn thường nghe kể những câu chuyện người Việt thế này, người Nhật thế kia, người Mỹ thế nọ. Vậy thật ra các dân tộc có tính cách khác nhau hay không? Nếu có thì nó nằm ở đâu? Mình sẽ dẫn dắt vấn đề này từ một câu chuyện lịch sử thời xa xưa ở Trung Hoa, đưa ra lập luận khoa học, và cuối cùng là quay lại câu chuyện Việt Nam thời nay (có ghé ngang Singapore thời cận đại một tí).

Nhà Tuỳ thống nhất Trung Hoa từ Nam-Bắc triều, đưa nước Trung Hoa phát triển cực thịnh về kinh tế, xã hội, và quân sự. Sự thành công quá lớn và quá nhanh khiến cho Tuỳ Dương Đế Dương Quảng trở nên kiêu ngạo, chỉ thích nghe những lời nịnh nọt và hợp ý mình, trừng trị những ai nói ra những lời trái tai. Các trung thần người bị giết, người từ quan về quê. Các quan lại xu nịnh lại nắm quyền cao chức trọng. Phần lớn quan lại ở khúc giữa thì gió chiều nào theo chiều nó, từ từ phải dối lòng và trở nên nịnh bợ. Sự gian dối trong triều lên cao đến độ nông dân nổi lên khắp nơi, cả triều đình đều biết mà không ai dám nói cho Dương Quảng nghe vì hễ ai nói đến thảo khấu nổi loạn là Dương Quảng đều giết. Dương Quảng chỉ biết đến các cuộc nổi loạn khi … loạn quân vào trong cung giết ông.

Như vậy có thể nói là người Hoa có tính gian dối không?

Continue reading

Phương Pháp Luận: Quốc Gia Hạnh Phúc

Hôm qua mình viết một bài nhận định về Báo Cáo Quốc Gia Hạnh Phúc của Liên Hiệp Quốc. Trong phần comment có một số lập luận đưa ra khiến mình nghĩ nên chia sẻ với các bạn một số vấn đề quan trọng của phương pháp nghiên cứu là Research paradigms, Validity, và vài thứ khác.

Mình nói cái dễ trước: Validity. Validity là điểm yếu cốt tử của phương pháp survey. Khi bạn đưa ra 1 construct vd như happiness, các bạn phải chứng minh được nó đúng là happiness chứ không phải 1 thứ khác. Nhiều bạn nói rằng happiness và depression + suicide rate có thể positively correlated thì bạn bị hổng phần validity rồi. Tất nhiên là bạn có thể định nghĩa “happiness” theo kiểu của bạn. Nhưng nếu cái “happiness” của bạn nó positively correlated với depression + suicide rate (hard data) thì nó fails cái discriminant validity test rồi. Có nghĩa là cái bạn nói là “happiness” đó không thực sự là happiness. Các bạn làm survey mà không chú trọng làm validity thì không khéo toàn đi đo những thứ khác với cái mà bạn muốn đo. Bao nhiêu bạn làm survey có chạy validity tests một cách nghiêm chỉnh?

Continue reading

Cái Chết Đến Từ Trung Quốc (Death by China)

Đây là một quyển sách rất đáng đọc. Ai đang quan tâm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc nên đọc để hiểu rõ bản chất vấn đề. Ai chưa quan tâm thì nên đọc để biết tại sao nên quan tâm. Ai không quan tâm cũng nên đọc để hiểu các mối quan hệ giữa đạo đức, văn hoá, chính trị, quốc phòng, xã hội, kinh tế, môi trường, sức khoẻ như thế nào.

Quyển này được viết bởi Peter Navarro và Greg Autry. Khi Navarro được tổng thống Trump mời vào ban cố vấn thì mình biết ngay là Trump sẽ đánh Trung. Hiện giờ ông là Director of the Office of Trade and Manufacturing Policy của chính phủ Mỹ.

Continue reading

Văn Hoá Cao – Thấp

Hôm qua nhận được quà Tết từ một “học trò” đặc biệt. Cô là Associate Professor của trường National Chiao Tung University ở Đài Loan, hiện đang làm Visiting Professor ở University of California, Berkeley bên kia cầu. Mỗi tuần 2 lần, cô đến học dự thính ở lớp của mình bên San Francisco về Digital Marketing. Dự là sẽ mang môn này về trường của cô ở Đài Loan. Món quà là một loại trà trên núi cao ở Đài Loan. Tết này có trà lạ uống rồi 😀

Thông thường sinh viên Mỹ không tặng quà cho thầy cô và thầy cô cũng không nhận quà từ sinh viên. Nhưng mình nhận món quà này vì 2 lý do. Thứ nhất mình biết đây là văn hoá của người Đài Loan. Thứ hai, cô chỉ học dự thính chứ chẳng có liên quan gì đến điểm số nên mình không có ngại.

Continue reading

Khai Sáng Thịnh Thế

Một trong hàng trăm thành phố ma không người ở Hoa Lục, một trong những "mũi nhọn" của kinh tế Hoa Lục
Một trong hàng trăm thành phố ma không người ở Hoa Lục, một trong những “mũi nhọn” của kinh tế Hoa Lục

Mình rất ngạc nhiên khi một quốc gia với vạn lý tường lửa bưng bít thông tin lại cho làm một bộ phim nói về sự diệt vong của một đế chế hùng mạnh vì bưng bít thông tin.

Nhà Tuỳ thống nhất Trung Hoa từ phân chia Nam-Bắc Triều, phát triển cực thịnh, xây dựng nhiều công trình vĩ đại và các thành phố sầm uất, chinh phục nhiều quốc gia lân cận. Tuỳ Đế Dương Quảng văn võ toàn tài, thông minh thao lượt. Ông đi đến đâu làm thơ đến đó, mỗi bước chân là một câu thơ. Ông có thể bắn rơi chim nhạn bay trên trời, được mệnh danh là thần tiễn. Ông đánh đâu thắng đó, giúp vua cha thống nhất Trung Hoa. Và nhà Tuỳ huy hoàng đó sụp đổ sau khi thống nhất Trung Hoa được … 38 năm trong tay một vị hoàng đế văn võ song toàn!

Continue reading

Người Việt Sợ Thay Đổi: Cải Cách Giáo Dục

Khi chỉ trích cách đánh vần theo công nghệ giáo dục, nhiều người bị nói là “người Việt sợ thay đổi” nên luôn phản đối tất cả những cái mới dẫn đến không tiến bộ được. Thật sự người Việt có sợ thay đổi nhiều hơn các dân tộc khác không?

Có lẽ là người Việt sợ thay đổi thật. Một ngàn năm bị Tàu chiếm đóng mà vẫn không đổi qua nói tiếng Hán, một trăm năm bị Pháp chiếm đóng mà vẫn không chịu đổi qua nói tiếng Pháp mà cứ khư khư giữ lấy cái tiếng Việt. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc giữ được tiếng nói khi bị chiếm đóng lâu như vậy?

Nhưng nghĩ lại thì có vẻ không phải. Trước đây do không có chữ viết, người Việt nói tiếng Việt nhưng phải viết tiếng Hán. Sau này có chữ Nôm lại đổi qua viết chữ Nôm. Sau đó nữa có chữ Quốc Ngữ thì lại đổi qua chữ Quốc Ngữ. Trên thế giới này, có bao nhiêu dân tộc thay đổi chữ viết toàn bộ nhiều lần như vậy?

Để tìm hiểu vấn đề này một cách bài bản, có lẽ phải đi vào tâm lý học và hành vi học.

Continue reading

Gian Lận Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh và Sự Chọn Lựa Như Thế Nào?

Sự gian lận trong thi cử ở Việt Nam có lẽ không mới nhưng chưa bao giờ ầm ĩ như gần đây khi mà sự gian lận được phanh phui ở quy mô cả tỉnh và có lẽ là cả quốc gia. Gian lận là sai, là vô đạo đức, là bất công … thì quá rõ ràng rồi. Bài này bàn luận về một khía cạnh khác của gian lận: ảnh hưởng của nó lên chính bản thân người gian lận!

Continue reading

Bán dế ở châu Âu như thế nào?

Một bài học về định vị thị trường (positioning) và phát triển sản phẩm.

Mình có một thành kiến với người châu Âu là họ thường không dám ăn (và hay phê phán) những gì không truyền thống theo văn hoá của họ. Người châu Âu duy nhất mà mình biết dám ăn các món phi truyền thống một cách ngon lành là de Bono, tác giả của “Six Thinking Hats“. Trong thời gian ông ấy làm việc với mình ở Việt Nam, ông ấy đã ăn rất nhiều món mà ngay cả nhiều người Việt chưa chắc dám ăn.

Do đó, mình rất ngạc nhiên khi được mời ăn dế ở Phần Lan trong chuyến làm việc ở châu Âu vừa rồi. Thật là khó tưởng tượng khi dế trở thành một món ăn thời thượng ở châu Âu. Thế nhưng, đó là điều đang xảy ra. Trước đây, do dế không nằm trong danh mục thực phẩm, các công ty bán dế thực phẩm với nhãn “dùng để trang trí” để lách luật mặc dù ai cũng biết là mọi người mua dế về để ăn 😀 Năm 2015, châu Âu thông qua luật xếp dế và các côn trùng vào danh mục thực phẩm và bây giờ các công ty có thể bán dế thực phẩm một cách công khai. Sau đó, hàng loạt startups thực phẩm từ côn trùng được ra đời. Làm thế nào mà dế trở nên một món ăn thời thượng như vậy ở châu Âu? Continue reading

Chuyện nhỏ – chuyện lớn

by Nga Ho-Dac

Hồi xưa ba mình hay kể cho mình nghe một câu chuyện. Có hai cậu bé tinh nghịch sống ở hai ngôi làng gần nhau. Hai cậu đó thi xem ai nghịch hơn. Cả hai leo lên hai cái cây dọc đường mà hai quan huyện đi làm và tè lên đầu quan huyện của họ. Quan huyện của cậu bé A cho đánh đòn cậu ấy trong khi quan huyện của cậu bé B thì xoa đầu và cười, bảo: chuyện nhỏ.

Sau đó quan huyện của cậu A bị cả làng chỉ trích là quá tàn nhẫn, độc ác. Con nít không biết gì mà sao lại phạt nặng thế. Trong khi đó quan huyện của cậu B thì được cả làng ngợi khen là tốt bụng, rộng lượng.  Continue reading