Tag Archives: Văn hóa

Tại sao chính khách nước ngoài khoái đến Việt Nam ăn hàng?

by Nga Ho-Dac

TrudeauTrudeau

Obama ăn bún chả bình dân, Trudeau uống cà phê vỉa hè, Turnbull ăn bánh mì vỉa hè. Tại sao? Tại vì chúng ta tung hô những chuyện như thế và chuyện đó rẻ tiền. Không có ý chê bai xấu hay dở. Mà là theo nghĩa đen. Làm như vậy không tốn kém gì mấy. Trong khi đó lại được quá nhiều, quá hiệu quả.

Thật ra đó là một tiểu xảo trong kỹ thuật bán hàng gọi là bắt chước (mimicry) hay phản chiếu (mirror). Đại khái là bắt chước điệu bộ, cách nói chuyện, ăn mặc, … của khách hàng. Việc làm đó dễ chiếm được thiện cảm của khách hàng vì tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi. Khách hàng có vì vậy mà mua hàng không? Cái này còn tuỳ theo là khách hàng xử lý thông tin theo tuyến trung tâm (central route) hay tuyến ngoại vi (peripheral route). Continue reading

Rào cản và tiến bộ xã hội

by Nga Ho-Dac

Ngôn ngữ thật không công bằng. Nhiều từ ngữ mang tiếng xấu hơn là bản chất của nó. “Rào cản” là một trong số đó. Khi nói đến “rào cản”, chúng ta cảm thấy một điều gì đó tiêu cực, cản trở lại sự tiến bộ, phát triển. Nhưng thật ra rào cản có giá trị của nó. Vâng, nó cản trở chúng ta làm ra những việc có hại cho chính chúng ta và cho người khác. Ví dụ như rào cản chắn xe ở giao lộ với đường sắt. Đúng là nó cản trở giao thông của xe máy và xe hơi, nhưng nó làm vậy là để tránh tai nạn giao thông với xe lửa. Điều gì xảy ra nếu chúng ta phá bỏ rào cản này?

Continue reading

Phụ nữ: con đường đi đến bình đẳng!

con duong binh dangby Nga Ho-Dac

Vị trí của phụ nữ trong xã hội đang thay đổi. Phong trào nữ quyền ngày càng lên cao. Nhưng liệu là chúng ta đang đi đúng hướng? Chúng ta hãy thử phân tích vấn đề này theo cái nhìn của … marketing!

Để có một vị trí tốt trong thị trường (hay xã hội), chúng ta phải có một định vị rõ ràng nêu bật lợi thế cạnh tranh của chúng ta và lợi thế đó phải bền vững. Điều này đảm bảo cho chúng ta một vị trí tốt lâu bền. Cả ngàn năm nay, không biết vô tình hay cố ý, chúng ta có một kiểu định vị vô cùng thiệt thòi cho phụ nữ. Đó là “trai tài, gái sắc.” Continue reading

Tết Ta Tết Tây: câu chuyện đồng xu

by Nga Ho-Dac

Có nên nhập Tết Ta và Tết Tây lại hay không? Câu trả lời dễ mà. Thả 1 đồng xu xuống đất. Nếu xấp thì nhập, ngửa thì không. Nghe có vẻ vô lý nhỉ! Nhưng đó là lập luận có lý nhất trong tất cả các lập luận mà tôi từng biết.

Có rất nhiều lập luận cho là việc nhập lại sẽ có lợi. Và cũng có rất nhiều lập luận cho là việc đó không tốt. Sự hợp lý của các lập luận này phụ thuộc vào khả năng dự đoán tác động của việc nhập hay không lên toàn bộ xã hội. Continue reading

Tiêu chí phản trực quan (counter intuitive) trong nghiên cứu khoa học hành vi

by Nga Ho-Dac

Các ngành khoa học hành vi như marketing, sociology, … gặp một thử thách rất khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên là chúng ta nghiên chành vi con người. Vì là hành vi con người nên người nào cũng biết và có common sense hay intuition. Do đó, rất nhiều nghiên cứu sau khi hoàn tất gặp phải vấn đề: common sense hay intuitive, tức là không cần nghiên cứu đó thì mọi người cũng biết. Ví dụ như: Tăng quảng cáo sẽ tăng doanh thu, người cấp dưới nịnh người cấp trên, … Continue reading

Diễn văn của tổng thống Mỹ được chuẩn bị như thế nào?

by Nga Ho-Dac

Obama

nguồn: abcnews.go.com

Các bài diễn văn của tổng thống Mỹ là do Director of Speechwriting (hiện nay là Cody Keenan), trong bài này sẽ gọi ngắn gọn là người viết, chuẩn bị. Tuy nhiên, tổng thống vẫn là người chịu trách nhiệm chính bao gồm: (1) ra đề bài về: đối tượng nghe, mục tiêu của bài diễn văn, thông điệp cần chuyển tải, tác động mong muốn, văn phong mong muốn, và dàn ý; và (2) đọc duyệt và sửa bản cuối cùng. Continue reading

Chi tiết cụ thể nhỏ mà lớn

by Nga Ho-Dac

“Bữa nào đến nhà chơi nhé”
“Tối mai đến nhà chơi nhé”

Hai câu gần như giống nhau nhưng mà ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Một là lời nói xã giao, một là lời mời đến nhà chơi. Chi tiết cụ thể nhỏ xíu “tối mai” chính là yếu tố làm ra sự khác biệt lớn đó.

Continue reading

Nỗi khổ thòi lòi

thoi loiby Nga Ho-Dac

Thòi lòi xuất thân là cá, nhưng muốn sống trên bờ. Thòi lòi cố gắng để lên bờ, 2 vây trước phát triển để đi được trên bờ, nhưng không chịu mọc chân sau và rụng đuôi như nòng nọc khi biến thành ếch. Hệ hô hấp phát triển để có thể thở trên bờ nhưng đòi hỏi phải có nước bọc quanh người mới thở được nên thòi lòi chỉ có thể sống ở các bãi lầy lấp xấp nước và lăn mình qua lại để người luôn ẩm ướt. Do không thay đổi triệt để, thòi lòi không thể lên bờ hoàn toàn. Do đã thay đổi một ít, thòi lòi không thể cạnh tranh với các loài cá trong môi trường nước. Cuối cùng thòi lòi mắc kẹt ở bãi lầy, lên bờ không được, xuống nước không xong.

Lên bờ cũng tốt, xuống nước cũng hay. Lên bờ được xuống nước được càng tốt. Nhưng đừng để mắt kẹt ở giữa. Ai ăn thòi lòi nướng than bao giờ chưa?

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Tên Việt trong giao tiếp với người nước ngoài

nameby Nga Ho-Dac

Small talks là những cuộc nói chuyện xã giao ngắn. Giới thiệu tên là một trong những small talks thông dụng khi gặp gỡ người lạ. Khi được người khác giới thiệu tên, mình nên lặp lại để chắc rằng mình phát âm tên của họ đúng, việc hỏi cách phát âm, đánh vần cũng là bình thường. Thường người lịch sự cũng sẽ làm như vậy với bạn. Tên Việt có ưu điểm là … khó phát âm. Continue reading

Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp

 

Năm 2002, lần đầu tiên cho sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Bách Khoa trình bày trong lớp. Sau bài trình bày mình hỏi cả lớp có ý kiến gì không. Thế là một đống gạch đá bay đến nhóm trình bày 🙁 mình nghe mà xót cả ruột. Sau đó mình phải bỏ bài giảng để thuyết phục cả lớp sử dụng cách góp ý theo kiểu bánh mì kẹp thịt (sandwich feedback), 2 lớp bánh mì là khen, lớp thịt ở giữa là góp ý xây dựng. Trước hết phải khen người ta cái gì đó (1) là để thể hiện mình thấy được giá trị của việc họ làm (2) là để giảm những rào cản tâm lý phòng thủ để họ dễ tiếp nhận góp ý sau đó. Phần ở giữa là góp ý xây dựng, nói cho họ biết làm thế nào để tốt hơn. Phần cuối là khen ngợi về tổng thể những gì họ làm và thể hiện mong muốn họ sẽ làm tốt hơn. Từ đó mình quy định, trong lớp phải sử dụng bánh mì kẹp thịt.

Continue reading