Tag Archives: Du học

Học phí $35.000/năm của VinUni là cao hay thấp?

Học phí trung bình đại học tư ở Mỹ là $35.830 một năm. Nhưng đó là “sticker price” tức là giá niêm yết. Một điều nhiều người (nhất là không sống ở Mỹ) không biết là đại đa số sinh viên không ai trả học phí niêm yết ở trường tư cả. Năm 2019, trung bình một sinh viên nhận $21.220 hỗ trợ tài chính các loại. Do đó, chi phí thật sự theo học đại học tư của Mỹ chỉ có $14.610/năm.

Tại sao các trường đại học tư ở Mỹ lại để học phí niêm yết rất cao nhưng lại chỉ lấy học phí thật sự thấp hơn rất nhiều? Vì làm như thế có 2 lợi ích:

Continue reading

Phương Pháp Luận: Quốc Gia Hạnh Phúc

Hôm qua mình viết một bài nhận định về Báo Cáo Quốc Gia Hạnh Phúc của Liên Hiệp Quốc. Trong phần comment có một số lập luận đưa ra khiến mình nghĩ nên chia sẻ với các bạn một số vấn đề quan trọng của phương pháp nghiên cứu là Research paradigms, Validity, và vài thứ khác.

Mình nói cái dễ trước: Validity. Validity là điểm yếu cốt tử của phương pháp survey. Khi bạn đưa ra 1 construct vd như happiness, các bạn phải chứng minh được nó đúng là happiness chứ không phải 1 thứ khác. Nhiều bạn nói rằng happiness và depression + suicide rate có thể positively correlated thì bạn bị hổng phần validity rồi. Tất nhiên là bạn có thể định nghĩa “happiness” theo kiểu của bạn. Nhưng nếu cái “happiness” của bạn nó positively correlated với depression + suicide rate (hard data) thì nó fails cái discriminant validity test rồi. Có nghĩa là cái bạn nói là “happiness” đó không thực sự là happiness. Các bạn làm survey mà không chú trọng làm validity thì không khéo toàn đi đo những thứ khác với cái mà bạn muốn đo. Bao nhiêu bạn làm survey có chạy validity tests một cách nghiêm chỉnh?

Continue reading

Ý Nghĩa Của Những Con Số: Tham Nhũng và Vấn Đề Đi – Ở

Lần đầu tiên mình cầm 1 quyển sách thống kê lên đọc thì ở trang đầu có hàng chữ này: “There are three kinds of lies: lies, damned lies, and statistics.” Tạm dịch là, có ba loại nói dối: nói dối, nói dối thậm tệ, và thống kê.

Đó là điều đầu tiên mà những người học thống kê phải nhớ trước khi bắt đầu bước vào con đường sử dụng số liệu để đưa ra các nhận định. Nó nhấn mạnh rằng, số liệu thống kê, nếu không phân tích và diễn giải đúng thì rất nguy hiểm.

Continue reading

Anh văn, học bao lâu?

by Nga Ho-Dac

Mình được đi học Anh văn từ nhỏ, cộng thêm 7 năm học ở trung học và 2 năm ở đại học thì cũng trên 10 năm. Thế mà khi tốt nghiêp đại học vẫn không nghe nói được tiếng Anh. Anh văn trở thành nỗi ám ảnh của mình và lúc đó mình nghĩ, mình dốt ngôn ngữ nên chắc chẳng bao giờ học được.

Sau này nhờ một cơ duyên, mình được học bổng vào học một chương trình MBA bằng tiếng Anh (đó là một câu chuyện khác, sẽ được kể sau). Lúc mới vào học mình chẳng hiểu thầy cô nói gì cả nhưng sau 3 tháng, mình đã có thể học một cách bình thường. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 3)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 2

Huyền thoại 8: Cần phải làm postdoc sau khi tốt nghiệp trước khi apply các vị trí tenure track. Sự thật là trong ngành business, ít khi phải làm postdoc. Thông lệ là bạn apply vào vị trí tenure track khoảng 1 năm trước khi tốt nghiệp. Job market cho PhDs in business ở Mỹ được tổ chức rất khoa học và hiệu quả. Thường bạn sẽ nhận được offers từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tùy ngành. Sau đó bạn sắp xếp để bảo vệ luận án và ra trường trước khi chính thức đi làm vào mùa thu năm sau. Vâng, bạn có tenure track position trước khi ra trường 🙂 Điều mà nhiều bạn PhDs bên science hay engineering có nằm mơ cũng không được. Đây là so sánh thị trường việc làm giữa PhDs trong business và Science. Continue reading

Visa H-1B: Các biện pháp “lách luật” của chính phủ, đại học, và doanh nghiệp

by Đinh Công Bằng

VisaMỗi năm Quốc hội Mỹ cho phép 65,000 người nước ngoài có bằng đại học trở lên gia nhập thị trường lao động. Ngoài ra những ai vừa tốt nghiệp cao học và tiến sỹ ở Mỹ được vào một chương trình H-1B dành riêng cho họ với tổng số 20,000 visa. Thị trường lao động cao cấp của Mỹ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và tài chính, đã dẫn đến số hồ sơ xin visa H-1B hàng năm nhiều gấp ba lần so với mức quota hiện thời. Khả năng Quốc hội Mỹ tăng mức quota H-1B trong thời gian tới là rất thấp trước làn sóng cử tri đang mạnh mẽ ủng hộ các ứng cử viên bảo hộ lao động Mỹ trong mùa bầu cử 2016. Trước tình hình đó chính phủ, đại học, và các doanh nghiệp đã tìm ra những biện pháp lách luật để tuyển và giữ lao động nước ngoài. Sau đây là một số: Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 2)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 3

Huyền thoại 4: Học bổng học PhD in business rất hiếm. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD in business đều có funding. Ngoài việc được miễn học phí, bạn còn được cấp stipend vừa đủ sống. Đây là cách tìm fundings để đi học (Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng).

Huyền thoại 5: Phải có research proposal khi apply học PhD in business. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD trong ngành business không đòi hỏi phải có research proposal. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 1)

by Nga Ho-Dac

Phần 2

Phần 3

Thời gian gần đây mình nhận được nhiều câu hỏi về việc đi học PhD về business ở Mỹ. Qua nhiều câu hỏi, mình nhận ra có quá nhiều huyền thoại được lưu truyền trong giang hồ. Huyền thoại mà vui vui khuyến khích mọi người thì không nói làm gì. Nhưng nhiều huyền thoại này đã làm cản trở nhiều người nên chắc là mình cũng nên kết thúc nó.

Huyền thoại 1: Bằng Việt Nam không sử dụng được ở Mỹ. Sự thật là đã có rất nhiều người sử dụng bằng Việt Nam để đi học tiếp và làm việc ở Mỹ. Continue reading

Nước Mỹ như thế nào?

by Nga Ho-Dac

Vừa đi một vòng Tây Bắc nước Mỹ về, từ San Francisco đến Port Angeles theo đường núi và về lại San Francisco theo đường dọc biển. Đi qua nhiều thành phố lớn nhỏ, núi, đồi, rừng, sông, thác, hồ, biển, với nhiều cảnh quan và lối sống khác nhau. Trên đường đi nhớ lại những cảm nhận của bản thân về nước Mỹ thay đổi theo thời gian. Continue reading

Thị trường việc làm PhD tại Hoa Kỳ: Business vs. Science

by Nga Ho-Dac

PhDTrong khi phần lớn PhDs về science ở Hoa Kỳ phải trải qua giai đoạn postdoc (Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ) và chỉ có số rất ít trong đó kiếm được vị trí assistant professor sau đó (Con đường nghề nghiệp khi học PhD), PhDs về business thường không phải qua giai đoạn postdoc mà lên thẳng assistant professor. Điều này là do sự khác biệt trong việc đào tạo cũng như thị trường việc làm giữa 2 ngành. Continue reading