Tranh Luận “Công Nghệ Giáo Dục” Dưới Con Mắt Khoa Học Hành Vi

Giải Thích Auto “Chửi”

Trong hành vi học, cách xử lý thông tin của con người đi theo hai hệ thống mà Kehneman (giải Nobel kinh tế) gọi là system 1 và system 2 (xem hình).

Hành vi auto “chửi” thuộc về system 1. Nghe thì có vẻ system 1 là không hay bằng system 2, nhưng thật ra system 1 có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Khi bạn rơi vào một tình huống cần phản ứng nhanh để tồn tại, bạn hoàn toàn không thể sử dụng system 2 để suy nghĩ vì sẽ quá trễ mà bạn phải dựa vào system 1 để phản ứng nhanh mà tồn tại. Do đó, con người được lập trình để phản ứng theo system 1 khi gặp tình huống nguy hiểm. 

Ví dụ như câu chuyện cải cách đánh vần chẳng hạn. Nhiều người nhận thấy đó là một mối nguy: họ sẽ phải đối đầu với nhiều thay đổi đắt giá mà hiệu quả chưa rõ. Cộng với việc mất niềm tin trầm trọng vào hệ thống khiến họ thấy quá nguy hiểm. Do đó, họ phản ứng theo system 1.

Nếu bạn “chửi” những người auto “chửi” này là “thiếu hiểu biết” thì chính bạn cũng đang phản ứng theo system 1 và giống y chang họ, vì bạn cũng thiếu hiểu biết – bạn không biết con người xử lý thông tin như thế nào.

Tóm lại auto “chửi” hay “chửi” những người auto “chửi” thì cũng giống nhau mà thôi, bạn đang phản ứng theo system 1 mà chưa tìm hiểu rõ vấn đề mà bạn nói.

Các Nhà “Ngôn Ngữ Học” Đang Sử Dụng System 1 Hay System 2 Trong Việc Bảo Vệ Đánh Vần Công Nghệ

Để bảo vệ cho cách đánh vần công nghệ, các nhà “ngôn ngữ học”, “giáo dục học” đã nhiều lần chỉ trích “quần chúng” là thiếu hiểu biết, nên im miệng lại, đừng có auto “chửi” nữa. Sau đó họ đưa ra rất nhiều lý lẽ về “ngôn ngữ học” này nọ để biện minh. Thế thì cách phản biện này theo system 1 hay 2?

Nhiều lý lẽ như thế, dùng từ ngữ “khoa học” này nọ,…. Chắc là system 2 rồi chứ còn gì nữa?
Đúng!
Nhưng mà chưa chính xác!

Các bạn còn nhớ là system 1 nhanh còn system 2 chậm không? Vâng. Phản ứng đầu tiên của họ là theo system 1. Họ sợ không bán sách được nữa. Họ sợ vị trí của họ trong xã hội bị lung lay. Thậm chí có một số người đã từng học hay dạy ở các trường thực nghiệm cũng lo sợ bị đánh giá thấp đi … Những nỗi sợ đó làm cho họ phải phản ứng. Một số phản ứng rất nhanh theo system 1 ngay tức khắc bằng các nguỵ biện hời hợt như: “các bạn không phải nhà ngôn ngữ học thì biết gì”, “GS Ngô Bảo Châu cũng học ở đó ra mà thành công”, …

Sau đợt phản ứng nhanh theo system 1 đó, họ bắt đầu huy động system 2 để tìm ra lý lẽ phản bác. Họ không dùng system 2 một cách khách quan và đầy đủ mà chỉ dùng system 2 để lựa ra những lý lẽ bảo vệ họ mà thôi. Do đó bạn thấy họ chỉ sử dụng những lý lẽ có lợi cho họ, còn lờ tịt đi những vấn đề tệ hại của họ. Ví dụ như họ cứ nhai đi nhai lại luận điệu “tên chữ” và “cách đọc” để chỉ trích truyện hài KQC cờ cờ cờ mặc dù từ trước khi họ ra đời thì tiếng Việt đã như vậy rồi, họ chẳng có công cán gì trong đó cả. Trong khi đó các vấn đề quan trọng như không có kết quả phân tích thực nghiệm khoa học khách quan. Không phân tích tâm lý hành vi học của trẻ nhỏ. Không phân tích lợi ích và chi phí của xã hội. Làm thực nghiệm trên người mà không giải thích rủi ro. Bán sản phẩm chưa được kiểm định để lấy tiền.

Thế đấy, các nhà “ngôn ngữ học” này sau đợt phản ứng theo kiểu auto “chửi” giống y chang “quần chúng” thì bắt đầu sử dụng system 2 để phục vụ cho phản ứng của system 1 bằng cách đưa ra lý lẽ chọn lọc có lợi cho họ. Tóm lại, cái system 2 mà họ sử dụng chỉ để lý lẽ hoá cái chọn lựa từ system 1 của họ mà thôi.

“Auto Chửi”: Cái Cớ để Auto Bịt Mồm

Hiện tượng auto “chửi” là có thật và khá thông thường như đã giải thích ở 2 phần trước. Thế nhưng người ngoài rất khó biết được là người đó có auto “chửi” hay không vì một lý do rất đơn giản: Chưa chắc bạn hiểu người đó nói gì!

Oh, chắc chắn là bạn rất tự tin là bạn hiểu. Thực tế? trong các thí nghiệm của mình, tôi ghi nhận được khả năng hiểu nếu giao tiếp mặt đối mặt một chiều là khoảng 5% với 1 thông điệp đơn giản là vẽ 4 cái hình vuông và 1 cái hình tròn. Chưa kể là người ta nói chuyện không phải lúc nào cũng đơn giản như vẽ hình vuông và hình tròn.

Cứ cho là bạn siêu giỏi hơn bình thường, là outliner với khả năng hiểu chính xác điều người ta nói là 10% đi. 90% là bạn hiểu không chính xác điều người ta muốn nói. Vậy mà bạn dựa vào cái “hiểu” của bạn để gọi người ta là auto “chửi” thì ai mới là auto “chửi” đây?

Nhưng nhiều người không quan tâm lắm đến việc họ hiểu hay không hiểu. Cứ nghe ai nói trái ý thì chụp lên đầu họ cái mũ auto “chửi” vì đó là cách dễ nhất, nhanh nhất để bịt mồm người khác: Auto bịt mồm!

by Nga Ho-Dac

Please ‘like’ the Facebook page or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Please click on the tags below to find similar articles.