Tag Archives: Chiến lược

Phụ nữ: con đường đi đến bình đẳng!

con duong binh dangby Nga Ho-Dac

Vị trí của phụ nữ trong xã hội đang thay đổi. Phong trào nữ quyền ngày càng lên cao. Nhưng liệu là chúng ta đang đi đúng hướng? Chúng ta hãy thử phân tích vấn đề này theo cái nhìn của … marketing!

Để có một vị trí tốt trong thị trường (hay xã hội), chúng ta phải có một định vị rõ ràng nêu bật lợi thế cạnh tranh của chúng ta và lợi thế đó phải bền vững. Điều này đảm bảo cho chúng ta một vị trí tốt lâu bền. Cả ngàn năm nay, không biết vô tình hay cố ý, chúng ta có một kiểu định vị vô cùng thiệt thòi cho phụ nữ. Đó là “trai tài, gái sắc.” Continue reading

Startups vs. SMEs

by Nga Ho-Dac

Startup vs. SMETí và Tèo là hai bạn thân lớn lên ở miền Trung. Hai bạn nhận thấy thị trường đang có nhu cầu cá sạch và nhu cầu này sẽ ngày càng nhiều. Thế là Tí và Tèo rủ nhau khởi nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên Tí và Tèo có quá nhiều khác biệt nên 2 bạn quyết định làm riêng.

Giải pháp của Tí là thu mua cá ở những vùng biển sạch, kiểm định hàm lượng độc chất và phân loại cá trước khi bán để bảo đảm nguồn cá sạch. Tí bắt đầu bằng 1 trung tâm thu mua và kiểm định cá. Vì kế hoạch kinh doanh tốt và ít rủi ro nên Tí vay được tiền ngân hàng để mở 1 trung tâm đầu tiên. Continue reading

Win-win: không hẳn là tốt!

by Nga Ho-Dac

win-winTrong bài trước, chúng ta đã biết win-win là có thể đạt được. Tuy nhiên, để đạt được một giải pháp win-win đòi hỏi hai bên phải tin tưởng lẫn nhau và phải chia sẻ cũng như nỗ lực rất nhiều trong việc tìm ra giải pháp. Nhiều khi chi phí cho những chuyện này vượt quá lợi ích của một trong hai bên hoặc là cả hai thì rõ ràng là việc cộng tác để tìm ra giải pháp win-win là không tối ưu. Do đó, không phải lúc nào chúng ta cũng nên tìm kiếm giải pháp win-win mà còn tùy vào 2 khía cạnh: (a) Mức độ quan trọng của giao dịch hay vấn đề cần giải quyết; và (b) Mức độ quan trọng của mối quan hệ giữa hai bên. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra 5 phương pháp đàm phán để giải quyết vấn đề: Continue reading

Win-Win: lý tưởng hay hiện thực?

by Nga Ho-Dac

win-win

Chúng ta vẫn thường được nghe là nên giải quyết vấn đề theo hướng win-win cho các vấn đề có liên quan đến ít nhất 2 bên. Win-win (hai bên cùng thắng) là phương pháp giải quyết vấn đề làm sao cho tất cả các bên đều đạt được điều mình mong muốn. Phương pháp này là có thật chứ không phải viễn tưởng. Ví dụ như trên bàn đàm phán hợp đồng, 1 bên muốn bán giá cao, 1 bên muốn mua giá thấp. Thoạt đầu, có vẻ như không thể nào có được giải pháp win-win. Nếu hai bên đều khăng khăng đòi điều mình muốn thì không thể có giải pháp win-win và điều tốt nhất họ có thể đạt được là gặp nhau đâu đó ở giữa, hay còn gọi là thỏa hiệp. Nhưng thỏa hiệp không phải là win-win. Thỏa hiệp là mỗi bên nhường 1 bước. Continue reading

Thương hiệu “quốc tế”: xây dựng thương hiệu cho … đối thủ cạnh tranh!

by Nga Ho-Dac

Brand association của thương hiệu "quốc tế"

Brand association của thương hiệu “quốc tế”

Người Việt chuộng ngoại, đó là một thực tế khó có thể chối cãi. Đánh vào tâm lý này, nhiều doanh nghiệp, trường học, bệnh viện bằng cách này hay cách khác, sử dụng thương hiệu “quốc tế” để thu hút khách hàng và lấy phí cao hơn. Thật không khó để nhận ra điều này khi trường “quốc tế”, bệnh viện “quốc tế”, công ty “quốc tế” được thành lập khắp nơi ở Việt Nam. Lợi ích ngắn hạn là có khi các thực thể này thu hút được khách hàng Việt chuộng ngoại sẵn sàng trả chi phí cao hơn cho thương hiệu “quốc tế”. Nhưng về lâu dài thì chẳng khác nào đào hố tự chôn mình. Continue reading

Quản trị kinh doanh: Kinh nghiệm vs. Kiến thức cơ bản

by Nga Ho-Dac

Nếu kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh đóng vai trò quyết định thì tại sao những công ty đã từng đứng đầu trên thị trường với những nhà quản trị dày dạn kinh nghiệm lại thất bại sau đó như Nokia, Yahoo. Và đó không phải là trường hợp cá biệt. Phần video sau sẽ lý giải vấn đề này kèm theo ví dụ. Continue reading

Vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường, kinh tế, xã hội: Xử lý như thế nào là hợp lý?

by Nga Ho-Dac

Formosa dead fish

Source: tuoitrenews.vn

Khi một công ty như Formosa gây ra thảm họa môi trường, kinh tế, xã hội như vậy thì cần phải xử lý theo 3 hướng: phạt, bồi thường và xử lý hậu quả, và phòng ngừa tái diễn.

  1. Phạt: mức phạt phải cao hơn chi phí phòng ngừa thảm họa đáng kể. Như vậy mức phạt mới đủ sức răn đe làm cho các công ty phải chi đủ để phòng ngừa thảm họa. Nếu mức phạt thấp hơn chi phí cần thiết để phòng ngừa thảm họa thì các công ty sẽ không chi đủ để phòng ngừa thảm họa mà sẵn sàng để cho thảm họa xảy ra rồi đóng phạt vì như vậy rẻ hơn. Theo Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, nhận xét: “Công nghệ xử lý chất thải trong công nghiệp luyện thép rất đắt đỏ, chiếm tới 25 – 30% tổng chi phí dự án.” Như vậy chi phí phòng ngừa thảm họa một dự án 10 tỷ USD như Formosa Vũng Áng là khoảng 3 tỷ USD. Như vậy số tiền phạt Formosa phải lớn hơn con số này đáng kể. Các mức phạt thấp hơn chỉ là khuyến khích Formosa tiếp tục làm bậy.
  2. Bồi thường và xử lý hậu quả: Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, công ty, cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng đều nên kiện Formosa để bồi thường thiệt hại về vật chất, thời gian, sinh mạng, sức khỏe, tinh thần, etc. Các cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm khởi kiện để đòi bồi thường cho các bên liên quan, đặc biệt là các thiệt hại và chi phí xử lý hậu quả của nhà nước và toàn dân. Các tổ chức, cá nhân cần phải khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại và xử lý hậu quả tác động đến họ. Để tăng tính hiệu quả, có thể liên danh để kiện. Để bảo đảm dòng tiền bồi thường và xử lý hậu quả cho các vụ kiện này, Formosa phải đóng 1 số tiền vào quỹ bồi thường do 1 bên thứ 3 quản lý. Quỹ này phải tồn tại đủ lâu để bồi thường cho các thiệt hại phát sinh về sau. Ví dụ như nếu tốn 50 năm để xử lý và đánh giá thiệt hại thì quỹ này phải tồn tại 50 năm. Nếu thiếu Formosa phải đóng thêm. Nếu dư sau khi hoàn tất việc bồi thường và xử lý hậu quả thì trả lại cho Formosa. Số tiền ban đầu đóng vào quỹ có thể tham khảo các vụ thảm họa khác trên thế giới. Ví dụ như vụ tràn dầu của BP năm 2006, BP đóng vào quỹ bồi thường tính đến năm 2013 là 42.2 tỷ USD (đây chỉ là quỹ bồi thường cho đến năm 2013, ngoài ra BP còn đóng 2 khoảng phạt là 4.525 tỷ và 18.7 tỷ USD. Tính đến năm 2015, tổng tiền phạt và bồi thường của BP trong vụ này là 65.425 tỷ USD. BP có thể phải tiếp tục đóng tiền thêm vào quỹ bồi thường nếu có phát sinh thêm sau này). Formosa có hứa sẽ xử lý hậu quả nhưng nếu không có quỹ này thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền.
  3. Phòng ngừa tái diễn: Formosa phải lắp đặt hệ thống xử lý đúng chuẩn trước khi được vận hành (chi phí khoảng 3 tỷ USD) và phải đóng vào quỹ dự phòng tương đương với số tiền của quỹ bồi thường và xử lý hậu quả trên phần (2) do 1 bên thứ 3 quản lý để khi có sự cố thì dùng quỹ này để xử lý. Khi Formosa đóng cửa, dọn dẹp hết dấu vết thì có thể lấy lại phần dư. Formosa có hứa sẽ không tái diễn, nhưng nếu không thực hiện 2 việc này thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền. À không, chính xác là lời nói dối vô giá trị (có đồng nào đâu mà rẻ).

Thế Formosa không có đủ tiền để làm những chuyện này thì sao? Thì nó chứng tỏ đây là 1 dự án có giá trị âm, chi phí lớn hơn lợi ích, nếu thực hiện chỉ có hại mà thôi vậy thì làm làm gì?

Thế còn môi trường đầu tư thì sao? Tốt hơn chứ sao. Các dự án có giá trị âm khi tính đúng tính đủ sẽ không dám vào Việt Nam mà chỉ có những dự án đàng hoàng, mang lại giá trị thật sự mới vào Việt Nam.

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Khi kênh bán lẻ bị thâu tóm: lực kéo và đẩy của doanh nghiệp Việt

by Nga Ho-Dac

Saigon Coop Mart

nguồn: http://www.saigon-gpdaily.com.vn

Các kênh bán lẻ tại Việt Nam lần lượt rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Đã xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng chiết khấu và các loại phí để ép các nhà sản xuất Việt ra khỏi các siêu thị. Ở một số quốc gia khác, hành vi này được xem là vi phạm luật cạnh tranh và bị cấm. Tuy nhiên, điều này vẫn đang diễn ra ở Việt Nam vì luật chống cạnh tranh không lành mạnh chưa có hiệu quả. Vậy thì có giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt? Continue reading

Cô gái, Facebook, và thu hút đầu tư và nhân lực

by Nga Ho-Dac

Mình có cô bạn thân hình đồng hồ cát, lúc nào cũng mặc đồ bó làm nổi bật các đường cong hấp dẫn. Cô ấy hay phàn nàn là sao đàn ông theo em thì nhiều mà toàn người háo sắc. Em ghét đàn ông chỉ quan tâm đến bề ngoài phụ nữ nên bây giờ em vẫn chưa quen ai. Sau này nghe lời khuyên bạn bè, cô ấy ăn mặc kín đáo, đi học nấu ăn. Lâu ngày gặp lại cô ấy than: sao đàn ông theo em toàn người háo ăn?! Continue reading

Nỗi khổ thòi lòi

thoi loiby Nga Ho-Dac

Thòi lòi xuất thân là cá, nhưng muốn sống trên bờ. Thòi lòi cố gắng để lên bờ, 2 vây trước phát triển để đi được trên bờ, nhưng không chịu mọc chân sau và rụng đuôi như nòng nọc khi biến thành ếch. Hệ hô hấp phát triển để có thể thở trên bờ nhưng đòi hỏi phải có nước bọc quanh người mới thở được nên thòi lòi chỉ có thể sống ở các bãi lầy lấp xấp nước và lăn mình qua lại để người luôn ẩm ướt. Do không thay đổi triệt để, thòi lòi không thể lên bờ hoàn toàn. Do đã thay đổi một ít, thòi lòi không thể cạnh tranh với các loài cá trong môi trường nước. Cuối cùng thòi lòi mắc kẹt ở bãi lầy, lên bờ không được, xuống nước không xong.

Lên bờ cũng tốt, xuống nước cũng hay. Lên bờ được xuống nước được càng tốt. Nhưng đừng để mắt kẹt ở giữa. Ai ăn thòi lòi nướng than bao giờ chưa?

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.