Tag Archives: Giáo dục

Tiêu chí phản trực quan (counter intuitive) trong nghiên cứu khoa học hành vi

by Nga Ho-Dac

Các ngành khoa học hành vi như marketing, sociology, … gặp một thử thách rất khác biệt với các ngành khoa học tự nhiên là chúng ta nghiên chành vi con người. Vì là hành vi con người nên người nào cũng biết và có common sense hay intuition. Do đó, rất nhiều nghiên cứu sau khi hoàn tất gặp phải vấn đề: common sense hay intuitive, tức là không cần nghiên cứu đó thì mọi người cũng biết. Ví dụ như: Tăng quảng cáo sẽ tăng doanh thu, người cấp dưới nịnh người cấp trên, … Continue reading

Thị trường việc làm PhD tại Hoa Kỳ: Business vs. Science

by Nga Ho-Dac

PhDTrong khi phần lớn PhDs về science ở Hoa Kỳ phải trải qua giai đoạn postdoc (Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ) và chỉ có số rất ít trong đó kiếm được vị trí assistant professor sau đó (Con đường nghề nghiệp khi học PhD), PhDs về business thường không phải qua giai đoạn postdoc mà lên thẳng assistant professor. Điều này là do sự khác biệt trong việc đào tạo cũng như thị trường việc làm giữa 2 ngành. Continue reading

Đào tạo tiến sỹ tại Mỹ: Làm được việc, có người tuyển thì ra trường

by reporter Lệ Thu, published on Dân Trí

Theo Tiến sỹ Hồ Đắc Nguyên Ngã, đào tạo tiến sỹ ở quốc gia tiên tiến như Mỹ cũng có đủ hạng “thượng vàng, hạ cám”. Xét riêng ở các trường tốt, điều đặc biệt nhất là các trường để cho thị trường lao động đánh giá chất lượng nghiên cứu sinh tiến sỹ của mình. Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 3)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Phần 1

Phần 2

“TS để làm khoa học” và “TS để trở thành nhà khoa học”: 2 vấn đề không như nhau

Mới đọc qua phần 2 có thể bạn thấy những điều mình vừa nói xung quanh ” lý do làm TS” như không ăn nhập với tiêu đề “TS để làm gì”. Có ý kiến còn cho rằng mình phức tạp hóa vấn đề và lăn tăn không cần thiết, hãy cứ thích thì làm, làm vì THÍCH là được rồi. Phải, vấn đề quan trọng nhất là bạn có thích điều mình đang làm hay không, cứ bắt tay đi, không thành cơm cũng thành cháo. NHƯNG! nếu đến khi khâu cuối cùng bạn lại phát hiện ra mình không thích ăn cháo, mình chỉ thích ăn cơm. Làm thế nào để nấu thành cơm chứ không phải cháo? Nếu bạn đặt câu hỏi này từ trước khi nổi lửa thì có phải tránh được tình trạng “vất không được mà nuốt cũng không trôi”? Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 2)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Phần 1

Có nhiều nguyên nhân là để một người khởi đầu việc học TS. Mình nêu lại câu hỏi “học TS để làm gì” không bởi mục đích làm một thống kê hồi cứu, mà để những ai sẽ và đang làm TS tự hỏi lại chính mình. Câu trả lời sẽ phản ánh tầm nhìn và tâm thế của bạn đối với giai đoạn TS. Bạn hiểu như thế nào về giai đoạn học TS này? Có ai làm việc gì mà không muốn thành công (*), nhưng chỉ khi biết rõ mục đích của việc làm thì mình mới có thể vạch ra những chiến lược cụ thể để đạt các mục tiêu. Chưa kể ta còn phải theo cập nhật và thay đổi những điều đó cho thích hợp với từng thời điểm và phù hợp cuộc sống vốn không ngừng thay đổi. Continue reading

Học tiến sĩ để làm gì? (Phần 1)

by guest blogger Châu Tiểu Lan

Tuy trong lớp tiếng Pháp ở ĐH, mình cũng tạm được coi là rất khá; ngoài đường mình cũng có thể giao tiếp trơn tru, thậm chí còn được nhiều người bản xứ (lịch sự) khen, nhưng khi vô lớp thì mình hầu như không thể hiểu hết những gì được giảng. Kiến thức hoàn toàn mới, cho dù có nghe ra tiếng Pháp mình cũng không hiểu thầy đang nói về cái gì. Continue reading

Việc làm cho PhDs khoa học và kỹ thuật ở Hoa Kỳ

by Nga Ho-Dac

Năm 2014, số lượng PhDs khoa học (science) và kỹ thuật (engineering) ra trường ở Hoa Kỳ đạt mức kỷ lục: 40,588 tiến sỹ, tăng 47% so với 10 năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ tân tiến sỹ có việc làm hay có vị trí postdoc giảm đáng kể, gần như là thấp nhất trong 15 năm qua.  Continue reading

Đi làm ở Hoa Kỳ với bằng nước ngoài (Việt Nam)

by Nga Ho-Dac

Không phải ai cũng đến Hoa Kỳ đi học rồi tham gia vào thị trường lao động với bằng cấp Hoa Kỳ (hướng dẫn tìm học bổng ở Hoa Kỳ). Vậy nếu bạn đến Hoa Kỳ với bằng cấp nước ngoài (Việt Nam chẳng hạn), bạn có thể kiếm được việc làm đúng chuyên môn hay không? Hay thậm chí bạn có thể tìm việc làm ở Hoa Kỳ từ nước ngoài hay không? Continue reading

Con đường nghề nghiệp khi học PhD

by Nga Ho-Dac

Được ra các nước phát triển cao học PhD là mơ ước của nhiều sinh viên Việt Nam. Một số bạn nhận được học bổng đi học vui đến nỗi không tìm hiểu con đường phía trước như thế nào? Con đường nghề nghiệp sẽ ra sao khi tốt nghiệp? Thêm vào đó báo chí thường đưa những câu chuyện tốt nghiệp xong được trường giữ lại làm giáo sư hoặc được trường này trường kia mời về làm việc càng thêm tô hồng viễn cảnh khi tốt nghiệp. Thực tế có phải như vậy không? Continue reading

Chi tiết cụ thể nhỏ mà lớn

by Nga Ho-Dac

“Bữa nào đến nhà chơi nhé”
“Tối mai đến nhà chơi nhé”

Hai câu gần như giống nhau nhưng mà ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Một là lời nói xã giao, một là lời mời đến nhà chơi. Chi tiết cụ thể nhỏ xíu “tối mai” chính là yếu tố làm ra sự khác biệt lớn đó.

Continue reading