Tag Archives: Giáo dục

Gian Lận Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh và Sự Chọn Lựa Như Thế Nào?

Sự gian lận trong thi cử ở Việt Nam có lẽ không mới nhưng chưa bao giờ ầm ĩ như gần đây khi mà sự gian lận được phanh phui ở quy mô cả tỉnh và có lẽ là cả quốc gia. Gian lận là sai, là vô đạo đức, là bất công … thì quá rõ ràng rồi. Bài này bàn luận về một khía cạnh khác của gian lận: ảnh hưởng của nó lên chính bản thân người gian lận!

Continue reading

Du nhập giáo dục Phần Lan vào Việt Nam: nên hay không?

Sau 2 năm dạy hai lớp cao học ở Phần Lan, mình nhận ra một điều là, sinh viên trong lớp mình dạy khá thụ động. Năm đầu tiên, mình nghĩ là trường hợp cá biệt, sang đến năm thứ hai thì mình nhận ra có cái gì đó mang tính hệ thống. Mình có mang vấn đề này ra thảo luận với các đồng nghiệp ở Phần Lan và được xác nhận rằng đó là vấn đề chung của sinh viên Phần Lan. Điều này làm mình rất ngạc nhiên vì mình vẫn được đọc trên báo chí cả ở Việt Nam và Mỹ khen ngợi nền giáo dục Phần Lan là ưu việt. Nghe nói có nhiều “nhà giáo dục” còn đòi du nhập phương pháp giáo dục Phần Lan về Việt Nam như là một quốc sách?!

Continue reading

Đánh giá Đại Học: Theo tiêu chí nào?

by Nga Ho-Dac

Khi Times Higher Education công bố xếp hạng các trường đại học, Việt Nam không có trường nào lọt vào 350 trường ở châu Á. Các trường đại học Việt Nam nhận được rất nhiều chỉ trích. Có thể phân loại các chỉ trích làm 3 nhóm:

  1. Những người trong ngành giáo dục Việt Nam chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, đây không phải là lỗi của họ.
  2. Những người ngoài ngành chỉ trích các trường để cố gắng chứng tỏ rằng, Việt Nam kém phát triển không phải là lỗi của họ mà của ngành giáo dục.
  3. Những người đang hoặc đã từng làm việc hoặc học tập ở nước ngoài chỉ trích để cố gắng chứng tỏ rằng, họ hay hơn, giỏi hơn các đồng nghiệp trong nước.

Continue reading

Chuyện nhỏ – chuyện lớn

by Nga Ho-Dac

Hồi xưa ba mình hay kể cho mình nghe một câu chuyện. Có hai cậu bé tinh nghịch sống ở hai ngôi làng gần nhau. Hai cậu đó thi xem ai nghịch hơn. Cả hai leo lên hai cái cây dọc đường mà hai quan huyện đi làm và tè lên đầu quan huyện của họ. Quan huyện của cậu bé A cho đánh đòn cậu ấy trong khi quan huyện của cậu bé B thì xoa đầu và cười, bảo: chuyện nhỏ.

Sau đó quan huyện của cậu A bị cả làng chỉ trích là quá tàn nhẫn, độc ác. Con nít không biết gì mà sao lại phạt nặng thế. Trong khi đó quan huyện của cậu B thì được cả làng ngợi khen là tốt bụng, rộng lượng.  Continue reading

Anh văn, học bao lâu?

by Nga Ho-Dac

Mình được đi học Anh văn từ nhỏ, cộng thêm 7 năm học ở trung học và 2 năm ở đại học thì cũng trên 10 năm. Thế mà khi tốt nghiêp đại học vẫn không nghe nói được tiếng Anh. Anh văn trở thành nỗi ám ảnh của mình và lúc đó mình nghĩ, mình dốt ngôn ngữ nên chắc chẳng bao giờ học được.

Sau này nhờ một cơ duyên, mình được học bổng vào học một chương trình MBA bằng tiếng Anh (đó là một câu chuyện khác, sẽ được kể sau). Lúc mới vào học mình chẳng hiểu thầy cô nói gì cả nhưng sau 3 tháng, mình đã có thể học một cách bình thường. Continue reading

Tản mạn học và làm marketing

Trao đổi ngắn về việc học và làm Marketing với bạn Quốc Khánh:

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Rào cản và tiến bộ xã hội

by Nga Ho-Dac

Ngôn ngữ thật không công bằng. Nhiều từ ngữ mang tiếng xấu hơn là bản chất của nó. “Rào cản” là một trong số đó. Khi nói đến “rào cản”, chúng ta cảm thấy một điều gì đó tiêu cực, cản trở lại sự tiến bộ, phát triển. Nhưng thật ra rào cản có giá trị của nó. Vâng, nó cản trở chúng ta làm ra những việc có hại cho chính chúng ta và cho người khác. Ví dụ như rào cản chắn xe ở giao lộ với đường sắt. Đúng là nó cản trở giao thông của xe máy và xe hơi, nhưng nó làm vậy là để tránh tai nạn giao thông với xe lửa. Điều gì xảy ra nếu chúng ta phá bỏ rào cản này?

Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 3)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 2

Huyền thoại 8: Cần phải làm postdoc sau khi tốt nghiệp trước khi apply các vị trí tenure track. Sự thật là trong ngành business, ít khi phải làm postdoc. Thông lệ là bạn apply vào vị trí tenure track khoảng 1 năm trước khi tốt nghiệp. Job market cho PhDs in business ở Mỹ được tổ chức rất khoa học và hiệu quả. Thường bạn sẽ nhận được offers từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tùy ngành. Sau đó bạn sắp xếp để bảo vệ luận án và ra trường trước khi chính thức đi làm vào mùa thu năm sau. Vâng, bạn có tenure track position trước khi ra trường 🙂 Điều mà nhiều bạn PhDs bên science hay engineering có nằm mơ cũng không được. Đây là so sánh thị trường việc làm giữa PhDs trong business và Science. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 2)

by Nga Ho-Dac

Phần 1

Phần 3

Huyền thoại 4: Học bổng học PhD in business rất hiếm. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD in business đều có funding. Ngoài việc được miễn học phí, bạn còn được cấp stipend vừa đủ sống. Đây là cách tìm fundings để đi học (Du học Hoa Kỳ: tìm học bổng dễ hơn bạn tưởng).

Huyền thoại 5: Phải có research proposal khi apply học PhD in business. Sự thật là phần lớn các chương trình PhD trong ngành business không đòi hỏi phải có research proposal. Continue reading

Học PhD về business ở Mỹ: huyền thoại và sự thật (phần 1)

by Nga Ho-Dac

Phần 2

Phần 3

Thời gian gần đây mình nhận được nhiều câu hỏi về việc đi học PhD về business ở Mỹ. Qua nhiều câu hỏi, mình nhận ra có quá nhiều huyền thoại được lưu truyền trong giang hồ. Huyền thoại mà vui vui khuyến khích mọi người thì không nói làm gì. Nhưng nhiều huyền thoại này đã làm cản trở nhiều người nên chắc là mình cũng nên kết thúc nó.

Huyền thoại 1: Bằng Việt Nam không sử dụng được ở Mỹ. Sự thật là đã có rất nhiều người sử dụng bằng Việt Nam để đi học tiếp và làm việc ở Mỹ. Continue reading