Phương Pháp Luận: Quốc Gia Hạnh Phúc

Hôm qua mình viết một bài nhận định về Báo Cáo Quốc Gia Hạnh Phúc của Liên Hiệp Quốc. Trong phần comment có một số lập luận đưa ra khiến mình nghĩ nên chia sẻ với các bạn một số vấn đề quan trọng của phương pháp nghiên cứu là Research paradigms, Validity, và vài thứ khác.

Mình nói cái dễ trước: Validity. Validity là điểm yếu cốt tử của phương pháp survey. Khi bạn đưa ra 1 construct vd như happiness, các bạn phải chứng minh được nó đúng là happiness chứ không phải 1 thứ khác. Nhiều bạn nói rằng happiness và depression + suicide rate có thể positively correlated thì bạn bị hổng phần validity rồi. Tất nhiên là bạn có thể định nghĩa “happiness” theo kiểu của bạn. Nhưng nếu cái “happiness” của bạn nó positively correlated với depression + suicide rate (hard data) thì nó fails cái discriminant validity test rồi. Có nghĩa là cái bạn nói là “happiness” đó không thực sự là happiness. Các bạn làm survey mà không chú trọng làm validity thì không khéo toàn đi đo những thứ khác với cái mà bạn muốn đo. Bao nhiêu bạn làm survey có chạy validity tests một cách nghiêm chỉnh?

Vấn đề thứ 2 thì nghiêm trọng hơn và cũng khá là khó tiêu vì nó liên quan đến philosophy: Paradigms. Từ PhD được viết tắt từ Doctor of philosophy nhưng tiếc là nhiều người hiện nay lại không nắm được philosophy of science. Đại khái là hiện nay có 2 cái paradigms trong nghiên cứu: scientific and interpretive. Hai cái paradigms này dựa trên 2 nguyên lý triết học khác nhau nên không thể đứng chung. Cách tiếp cận dung hoà nhất là sử dụng scientific methods để thảo luận về scientific work và sử dụng interpretive framework để thảo luận về interpretive work. Nếu làm được như vậy thì thiên hạ thái bình.

Nhưng có nhiều người ở cả hai phe không chấp nhận được chuyên chung sống nên cứ cãi nhau tùm lum mà chả đi đến đâu cả vì hệ tiền đề của 2 paradigms là khác nhau. Từ đó dẫn đến 1 trường phái mà mình nghĩ tào lao nhất đó là dùng luôn cả hai vô research. Thể loại này tào lao là vì khi ai sử dụng scientific methods để đánh giá thì lại dùng interpretive framework để biện hộ nhưng khi ai dùng interpretive framework để đánh giá thì lại dùng scientific methods để biện hộ. Cuối cũng chẳng đi đến đâu. Các journals kém chất lượng là mảnh đất màu mỡ cho thể loại này vì các reviewers cũng lủng luôn phần philosoly, thế là các authors cứ biện hộ loạn cả lên rồi mệt quá cũng cho đăng luôn cho có bài :D. Vậy 2 cái paradigms đó là gì?

Scientific method cho rằng (tiên đề, không chứng minh) các constructs là objective và chúng ta có thể đo được chúng 1 cách objectively (nhưng việc bạn có đo được nó đúng hay không thì phải coi validity của các phép đo của bạn). Đây là cơ sở cho các đo lường và so sánh. Trong khi đó interpretive paradigm thì cho rằng (tiên đề, không chứng minh) các constructs là subjectively constructed in the mind of the subjects. Do đó chú trọng vào interpret cái meanings của các constructs chứ không đi vào đo lường và so sánh. Vì vậy tất cả interpretive work là qualitative. Scientific method cũng làm qualitative nhưng là để formulate hypotheses cho quantitative work. Nhưng interpretive work bắt buộc phải là qualitative vì philosophy của nó không cho phép đo lường và sử dụng các phép toán. Theo interpretive paradigm thì nếu bạn rất hạnh phúc trong khi tôi chỉ hơi hơi hạnh phúc không có nghĩa là bạn hạnh phúc hơn tôi vì cái hạnh phúc của bạn và của tôi là khác nhau, không so sánh được. Còn theo scientific method thì happiness là đo được (nhưng bạn phải bảo đảm validity của thang đo, nếu không nó chưa chắc là happiness), nhưng để so sánh thì phải calibrate cái thang đo. Ví dụ như bạn có 2 con heo, mình có 3 con gà, vậy thì ai giàu hơn? Không so sánh được vì thang đo của heo và gà không có comparable. Mình phải calibrate heo và gà rồi mới so sánh được. Giả sử có thể bán heo và gà ra thj trường, chúng ta có thể quy đổi heo và gà ra tiền rồi từ đó so sánh được.

Quay lại cái báo cáo World happiness này, họ tính trung bình cho các quốc gia rồi so sánh này nọ trên biểu đồ tức là làm theo scientific method rồi. Mà đã theo scientific method thì so sánh giữa heo với gà mà không quy đổi ra tiền thì là tào lao. Người Phần ở Phần thấy “happy” như thế nào không có comparable với người VN ở VN thấy “happy” như thế nào nên không so sánh được. Muốn so sánh bạn phải có người Phần sống ở VN hoặc người VN sống ở Phần để calibrate cái thang đo. Giống như bạn đo nhiệt độ nơi A bằng nhiệt kế độ C, nơi B bằng nhiệt kế độ F. Nếu bạn chưa có công thức quy đổi thì bạn không thể so sánh được. Để có công thức quy đổi bạn phải lấy nhiệt kế độ C đo ở B hoặc nhiệt kế độ F đo ở A rồi tính ra công thức quy đổi. Quá trình này gọi là calibrate.

Mấy bạn nhảy vào nói “happiness” là subjective nên so sánh được thì còn tào lao hơn vì nói như thế là theo interpretive paradigm rồi. Mà interpretive paradigm làm thế nào mà tính trung bình và so sánh được cơ chứ. Túm lại là bạn làm scientific method cũng được, interpretive cũng được. Nhưng làm 1 đằng rồi nói một nẻo là tào lao bí đao lắm. Theo phân tích ở trên, cái report đó làm theo scientific method một cách sai lầm. Ai mà đem interpretive vô biện hộ thì còn sai ác liệt nữa.

Đương nhiên là cái báo cáo này không chỉ tào lao ở chỗ so sánh các uncalibrated scales. Việc generalize từ individual level data lên country level data làm như vậy cũng là sơ sài và misleading như bạn Nguyen Nhat Nguyennêu ra. Không đưa ra được khác biệt giữa homogeneous populations and heterogenous populations. Nhưng cái này có thể xem là hạn chế chứ không hẳn là sai be bét không thuốc chữa như vấn đề uncalibrated scales.

Một vấn đề khá nghiêm trọng nữa là chỉ đo perceived satisfaction mà không đo expectation. Do đó không thể xác định được người Phần thật sự rất happy hay là do expectation quá thấp. Vấn đề này đã được address vào những năm 70s. Sinh viên đại học Bách Khoa vào những năm 2000 cũng đã biết cách giải quyết vấn đề này rồi nên cái lỗi này khó có thể bào chữa mà mình đánh giá là research manipulation chứ không phải là tác giả không biết.

Vấn đề cuối cùng mình muốn đề cập là implications. Việc xếp hạng này không có bất kỳ implications nào. Không thể sử dụng nó để nói nước nào phải học hỏi nước nào để hạnh phúc hơn. Cũng không thể nói người ta di chuyển từ nước này qua nước khác có hạnh phúc hơn không. Túm lại là không có implications gì ở cấp độ quốc gia lẫn cá nhân. Nhưng người làm ra báo cáo lại muốn người đọc so sánh ở cấp độ quốc gia (cách xếp hạng) tức là có ý deceptive rồi. Sở dĩ cái báo cáo này không có implications gì là vì nó sử dụng các uncalibrated scales nên các con số là non-comparable.

by Nga Ho-Dac

Please ‘like’ the Facebook page or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.

Please click on the tags below to find similar articles.