Khi kênh bán lẻ bị thâu tóm: lực kéo và đẩy của doanh nghiệp Việt

by Nga Ho-Dac

Saigon Coop Mart

nguồn: http://www.saigon-gpdaily.com.vn

Các kênh bán lẻ tại Việt Nam lần lượt rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài. Đã xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng chiết khấu và các loại phí để ép các nhà sản xuất Việt ra khỏi các siêu thị. Ở một số quốc gia khác, hành vi này được xem là vi phạm luật cạnh tranh và bị cấm. Tuy nhiên, điều này vẫn đang diễn ra ở Việt Nam vì luật chống cạnh tranh không lành mạnh chưa có hiệu quả. Vậy thì có giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt?

Để đưa hàng hóa đến người tiêu dùng, nhà sản xuất phải sử dụng 2 lực: kéo và đẩy. Hai lực này hỗ tương với nhau và có thể bù trừ nhau ở một mức độ nào đó. Lực kéo (pull) là xây dựng thương hiệu, làm cho người tiêu dùng biết đến và mong muốn mua sản phẩm của mình. Lực đẩy (push) là đưa hàng hóa vào các kênh bán lẻ để làm cho việc mua sản phẩm của mình trở nên thuận tiện cho người tiêu dùng. Hay nhất là vừa kéo vừa đẩy, làm cho người tiêu dùng muốn mua sản phẩm của bạn và mua được nó một cách thuận tiện mỗi khi đi vào các kênh bán lẻ.

Nhưng khi gặp trở ngại ở lực đẩy, các nhà sản xuất có thể đẩy mạnh lực kéo để bù vào. Nếu như thương hiệu của bạn mạnh, người tiêu dùng mong muốn mua sản phẩm của bạn thì họ có thể đi xa một chút, đợi lâu một chút, mua giá cao một chút, hay đi đến những kênh bán lẻ bất tiện hơn để mua hàng của bạn (hãy xem dòng người xếp hàng mua iphone mỗi khi Apple ra iphone mới sẽ rõ). Điều này cũng sẽ tạo áp lực cho các nhà bán lẻ đưa sản phẩm của bạn vào kênh của họ vì họ cũng muốn bán được hàng. Như vậy, xây dựng thương hiệu mạnh là một cách để vượt qua rào cản về kênh phân phối.

Nói đến thương hiệu thì lại gặp một vấn đề rất lớn của các doanh nghiệp Việt: người Việt không thích thương hiệu Việt. Rất khó để vượt qua trở ngại này. Nhiều doanh nghiệp Việt đã chọn cách “ngụy trang” thành thương hiệu nước ngoài như sử dụng địa chỉ ảo ở Hoa Kỳ, Singapore, hay Hongkong để xây dựng thương hiệu hay “giả vờ” làm công ty quốc tế nhưng 100% vận hành ở Việt Nam bằng cách đặt tên nước ngoài rồi thuê vài người nước ngoài làm bề ngoài. Tuy một số cũng thành công nhưng có lẽ là không bền vững lắm vì có cái gì đó thiếu minh bạch. Còn một cách nữa, đó là ra khơi, ra khơi thât sự chứ không chỉ dùng một địa chỉ ảo!

Khi thành công ở những thị trường lớn, bạn quay lại chinh phục thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Mà biết đâu, bạn không muốn trở về nữa không chừng.

Please ‘like’ the Facebook page and select ‘get notifications’ under the ‘liked’ button or subscribe to the mailing list to receive notifications of new posts.